Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Nguyên Nhân Khủng Hoảng Tài Chính _ DucHai

Go down

Nguyên Nhân Khủng Hoảng Tài Chính _ DucHai Empty Nguyên Nhân Khủng Hoảng Tài Chính _ DucHai

Bài gửi by [Wantobe] 1/12/2009, 7:10 pm

Theo lệnh của nhóm trưởng, tớ mạn phép đưa lên tài liệu tớ tìm được về nguyên nhân khủng hoảng để các bác tham khảo, được tí nào thì được, hok được thì hoy ạ.
NỘI DUNG


Các Giai đoạn cận khủng hoảng
Giai đoạn 1: Giai đoạn 1: dưới thời của cựu tổng thống Bill Clinton (1992 – 2000). Đây được coi là thời kỳ hoàng kim của Mỹ, với tiến bộ công nghệ và hiệu quả kinh tế cao, thặng dư ngân sách, và tỷ lệ nợ nước ngoài thấp. Nhưng ngay vào cuối thời kỳ này đã xuất hiện hai sự kiện đáng chú ý: (i) Vỡ bong bóng chứng khoán (dotcom bubble). Điều này làm ảnh hưởng đến sự giầu có của tầng lớp trung lưu của Mỹ, tức là làm giảm khả năng thế chấp cho các khoản vay để đầu
tư của họ vào nhà cửa, bất động sản, và các hoạt động kinh doanh khác. (ii) Tự do hóa tài
6
chính (unregulated finance). Cụ thể là dưới áp lực của các nhóm đặc quyền tài chính, vào
năm 1999, Bill Clinton đã ký đạo luật mới (Gramm-leach-Bliey), khai tử đạo luật Glass-
Steagal (1933). Điều này cho phép các ngân hàng thương mại tham gia vào các hoạt động đầu
tư rất rủi ro (chủ yếu là trong lĩnh vực bất động sản), làm khởi đầu bong bóng nhà đất ngay từ
năm 2000.
Giai đoạn 2: Thời kỳ của cựu tổng thống George Bush (2001 – 2008), với điểm nổi bật là mất
cân đối vĩ mô ngày càng trầm trọng: (i) Mỹ chịu gánh nặng của hai cuộc chiến tranh tại Iraq
và Afganistan, sau sự kiện 11 tháng 9. Điều này trực tiếp làm tăng thâm hụt ngân sách. (ii)
Thâm hụt cán cân thương mại và nợ nước ngoài của Mỹ (nhất là với Trung Quốc) đã tăng
trong suốt 3 thập kỷ, nhưng nhanh nhất là đến cuối năm 2008. Nợ ròng đầu tư nước ngoài của
Mỹ (America’s net international investment position) vào 2008 là 3,47 ngàn tỷ dollars, tăng

________________________________________
Nguyên nhân khủng hoảng tài chính ở Mỹ: Qua 3 bước:

1. Từ sau năm 2000, Fed bắt đầu thực hiện chính sách cắt giảm lãi suất quỹ dự trữ liên bang, từ 6.5% năm 2000 xuống còn 1% năm 2004; từ đó kéo theo lãi suất LIBOR và SIBOR giảm xuống theo còn khoảng 3% ( đây là lãi suất cho vay được tính từ các ngân hàng lớn của Mỹ trong ngày  phản ánh lãi suất liên ngân hàng Ngân hàng sẽ dễ tăng tài sản của mình, vì:

+ Lãi suất thấp, những người trước kia có ý muốn mua nhà nhưng vì lãi suất cao, khó kiếm thu nhập để trả lãi; bây giờ lãi suất thấp, vay mua nhà thì sẽ dễ trả hơn  Kích thích mua nhà  số lượng người vay mua nhà tăng lên. Bên cạnh đó, lãi suất thấp còn kích thích giới đầu cơ vay mua nhà để đầu cơ, sau này bán lại kiếm lợi.

Do đó, cầu về nhà tăng lên  giá nhà tăng  đây là điều dễ hiểu, vì đó là cung cầu trên thị trường, tác động đến giá cả.

Tuy nhiên, nêu chỉ tuân thủ theo nguyên tắc nhằm đáp ứng những nhu cầu này thì không có vấn đề gì nghiêm trọng xảy ra. Ở Mỹ có hình thức cho vay dưới chuẩn ( trong 3 hình thức cho vay: Nợ đạt chuẩn, nợ gần chuẩn, nợ dưới chuẩn), là hình thức ngân hàng cấp cho khách hàng món vay mua bất động sản trong khi khách hàng đó không có khả năng trả nợ. Bên cạnh đó, sau khi cấp khoản vay này, ngân hàng còn cho chính khách hàng này vay để trả khoản nợ mua nhà đó. Sở dĩ có điều này là do, cả ngân hàng và khách hàng đều hiểu rằng, giá nhà tăng là nguồn trả nợ của khách hàng khi thị trường đi lên.

Bên cạnh đó, việc chứng khoán hóa các khoản cho vay này, tạo thành các chứng khoán như MBS, ABS, CDO, CDs, bán chứng khoán ra giới đầu tư đã kéo nhiều tổ chức tài chính tham gia vào lĩnh vực này. Việc mua các chứng khoán này sẽ được đảm bảo bằng nguồn thu chủ yếu từ các khoản cho vay bất động sản này, cộng với các khoản cho vay khác. Tuy nhiên, việc chứng khoán hóa thực hiện qua nhiều giai đoạn và nhiều tổ chức khác nhau, khi các nhà đầu tư nắm giữ các chứng khoán này cũng không biết rõ nó có nguồn gốc từ đâu, chỉ biết tổ chức phát hành là ai.

Qua phân tích trên, rõ ràng các ngân hàng chủ yếu gia tăng về tài sản dài hạn của mình.

+ Về nguồn vốn để cho vay: Các ngân hàng Mỹ chủ yếu các khoản vay ngắn hạn để có vay dài hạn  càng mở rộng tài sản càng tăng nợ ngắn hạn của ngân hàng. Do việc vay vốn ngắn hạn rẻ hơn chi phí vốn dài hạn, nên các ngân hàng chủ yếu huy động vốn từ nguồn này.


2. Sau giai đoạn giảm lãi suất này, Fed nhận thấy việc áp dụng lãi suất thấp gây ra áp lực lạm phát và hình thành bong bóng bất động sản, do đó đã tiến hành tăng lãi suất từ giữa năm 2004 đến giữa năm 2006 đạt mức 5.25%. Lãi suất tăng cao tác động đến khả năng trả nợ của những người đi vay trước kia:

Hệ quả là, lãi suất cho vay để đầu cơ vào bất động sản (mortgage interest
rates) tăng lên gấp bội và không ngừng bị đẩy lên. Số đông tầng lớp trung lưu, đang
vay nợ để đầu tư vào nhà đất, lúc này không còn chịu đựng nổi gánh nặng lãi suất.
Bong bóng nhà đất vỡ.
• Vào cuối 2008, hàng loạt người vay nợ buộc phải trả lại nhà cửa, bất động sản
mua bằng tiền vay không có thế chấp cho ngân hàng để trừ nợ. Giá bất động sản sụt
giảm nhanh chóng. Tài sản cho vay được chứng khoán hoá bị bán ra ào ạt, khiến cho
giá của chúng sụt giảm mạnh trên thị trường chứng khoán. Điều mà các ngân hàng,
như Freddie và Fannie, và tổ chức bảo hiểm, như AIG, không kỳ vọng xẩy ra, thì nay
đã trở thành thực tế: cùng một lúc, hàng loạt con nợ bị vỡ nợ, với quy mô lớn, khiến
cho vốn của các ngân hàng bị bốc hơi nhanh chóng
• Sự hoảng loạn từ thị trường nhà đất, lan sang thị trường chứng khoán, rồi lan
sang hệ thống ngân hàng (bank panics). Khủng hoảng tài chính bắt đầu diễn ra.
+ Những người có nhu cầu mua nhà để sinh hoạt cũng giảm nhu cầu mua nhà của mình xuống do lãi suất cao.
Chính vì lý do này kéo nhu cầu mua nhà giảm xuống  giá nhà giảm.

3. Khi giá nhà giảm, các nhà đầu tư trên thị trường bắt đầu phản úng của mình:

+ Nhu cầu giảm tác động đến giới đầu tư. Sự giảm giá nhà dẫn đến việc bán nhà để cắt lỗ trước khi quá muộn.
+ Thị trường bất động sản đóng băng do sự giảm giá, kéo theo tài sản của ngân hàng giảm, ngân hàng phải phát mãi tài sản đang nắm giữ: MBS, ABS  nhằm đảm bảo các chỉ tiêu về họat động của mình  giá các tài sản này giảm xuống.
Về phần nguồn vốn của mỗi ngân hàng, việc vay trên thị trường liên ngân hàng có dấu hiệu sụt giảm: một phần do lãi suất tăng, một phần việc cho vay không an toàn do sự đi xuống của thị trường bất động sản. Do đó, làm cho ngân hàng thiếu vốn huy động được từ liên ngân hàng.
+ Việc sụt giảm của thị trường, tác động đến tâm lý của người gửi tiền do nhận thấy bảng cân đối kế toán của các ngân hàng đang trở nên xấu đi, do đó số lượng người rút tiền tăng lên  Đòi hỏi các ngân hàng phải thanh lý tài sản (MBS, ABS) của mình để có tiền mặt  giá các tài sản này càng giảm  các chỉ tiêu về hoạt động này càng xấu đi.
[Wantobe]
[Wantobe]
Lính chiến
Lính chiến

Nam Tổng số bài gửi : 145
Đánh giá bài viết : 1236
Join date : 28/04/2009
Age : 33

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết