Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

bai thao luan khung hoang kinh te my

Go down

bai thao luan khung hoang kinh te my Empty bai thao luan khung hoang kinh te my

Bài gửi by biennho_1905 12/11/2009, 4:43 pm

HAI VAO DAY COPY LAM SLIDE CHO CA NHOM NHE!Khủng hoảng tài chính

Khủng hoảng tài chính là sự thất bại của một hay một số nhân tố của nền kinh tế trong việc đáp ứng đầy đủ nghĩa vụ, bổn phận tài chính của mình. Dấu hiệu của Khủng hoảng tài chính là:
1. Các NHTM không hoàn trả được các khoản tiền gửi của người gửi tiền.
2. Các khách hàng vay vốn , gồm cả khách hàng được xếp loại A cũng không thể hoàn trả đầy đủ các khoản vay cho ngân hàng.
3. Chính phủ từ bỏ chế độ tỷ giá hối đoái cố định.

Khủng hoảng tài chính Mỹ

1. Nguyên nhân

a) Nguyên nhân sâu xa

“sự mất cân đối toàn cầu ”

“Sự buông lỏng quản lý mới cùng với việc không tuân thủ kỷ luật thị trường.”

b) Nguyên nhân trực tiếp

“Khủng hoảng tài chính Mỹ bắt nguồn từ việc các ngân hàng nước này quá dễ dãi, tùy tiện khi cho khách hàng vay tiền để mua bất động sản qua các hợp đồng cho vay không đạt tiêu chuẩn”


2. Diễn biến

• 2004-2006: Lãi suất ở Mỹ tăng từ 1% lên 5,35%, thị trường địa ốc Mỹ bắt đầu xuống giá. Các khoản vay địa ốc dưới chuẩn không trả được tăng vọt đến mức báo động.
• 2007: Các ngân hàng lớn lần lượt báo cáo lỗ do dính vào các khoản vay loại này.
• 17-3-2008: Bear Stearns, ngân hàng lớn thứ năm ở Wall Street, mới năm ngoái có giá khoảng 18 tỉ đô la phải bán cho JP Morgan Chase với giá 2 đô la/cổ phiếu so với giá 172 đô la/cổ phiếu đầu năm 2007. Fed (New York) đứng đằng sau cho vay 29 tỉ đô la để bảo lãnh các khoản nợ khó đòi.
• 11-7-2008: Ngân hàng IndyMac bị đặt dưới quyền kiểm soát của Fed và sau đó tuyên bố phá sản.
• 6-9-2008: Fed nắm quyền kiểm soát Fannie Mae và Freddie Mac, hai tập đoàn bảo lãnh tín dụng địa ốc lớn nhất Mỹ.
• 14-9-2008: Ngân hàng đầu tư Lehman Brothers tuyên bố phá sản.
• 15-9-2008: Merrill Lynch, lo sợ số phận tương tự Lehman Brothers, phải bán cho Bank of America với giá 50 tỉ đô la.
• 16-9-2008: Fed đồng ý cho AIG vay 85 tỉ đô la đổi lại quyền nắm giữ 80% cổ phiếu của hãng bảo hiểm này.
• 18-9-2008: Fed và ngân hàng trung ương các nước khác bơm 180 tỉ đô la để tháo băng tín dụng ngân hàng.
• 19-9-2008: Chính phủ Mỹ tuyên bố một kế hoạch tổng thể để cứu hệ thống tài chính, gồm một chương trình mua lại các khoản vay thế chấp xấu với chi phí ước tính lên đến 700 tỉ đô la.

3. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng

Nước Mỹ

- 33 ngân hàng hàng đầu đã phá sản
- Đợt sụt giảm tới 45% của chỉ số S&P 500, 4% suy giảm sản xuất, tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 6,2% lên 9,7%, và gói giải cứu 784 tỷ USD cho tới kỷ lục thâm hụt ngân sách 15.900 tỷ USD.
- Nền kinh tế tiêu thụ của Mỹ đã bộc lộ rất nhiều lỗ hổng
- Siêu cường kinh tế của Mỹ đang bị đe dọa, ảnh hưởng đến sức khỏe đồng đô la

Thế giới

Sự xóa sổ của hai tên tuổi lừng danh là Công ty tài chính Lehman Brothers sau 158 năm tồn tại và tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới Merill Lynch 94 tuổi đời.


Ảnh hưởng nặng nề tới các nền kinh tế hùng mạnh ở châu Âu, châu Á như: Đức, Anh, Pháp, Nhật, Singapore v.v. Toàn bộ kinh tế thế giới bị đẩy vào tình trạng suy thoái nghiêm trọng, hầu hết các nước đều có mức tăng trưởng âm.

Hàng triệu người thất nghiệp

Các nền kinh tế lớn nhất thế giới đã chi tổng số 10,8 nghìn tỷ USD cho việc chống khủng hoảng:
Các nước giàu chi 9,2 nghìn tỷ USD,
Trung Quốc và các nền kinh tế mới nổi khác chi 1,6 nghìn tỷ USD.
Anh 2,4 nghìn tỷ USD, chiếm 94% GDP của nước này, bình quân 30.000 USD/người dân.
Tại Mỹ, số tiền chống khủng hoảng là 3,6 nghìn tỷ USD chiếm 25% GDP, bình quân 10.000 USD/đầu người.

BBC ước tính, lĩnh vực tài chính tài chính tư nhân của thế giới đã chịu khoản thâm hụt tài sản lên tới 4 nghìn tỷ USD trong năm 2009

Những số liệu thua lỗ trên là GDP của thế giới được dự báo sẽ sụt giảm 2,3% trong năm 2009, tương đương mức giảm gần 1 nghìn tỷ USD

Sau 1 năm khủng hoảng: Nền kinh tế mới chỉ thoát khỏi sự trì trệ, song chỉ trong lĩnh vực tài chính mà chưa mở rộng sang thị trường lao động hay lĩnh vực công nghiệp". Các thị trường chứng khoán hàng đầu, vốn bắt đầu phục hồi từ tháng 3 và tháng 4, đã tăng điểm mạnh trở lại trong tháng 7 và 8 . Tuy nhiên, trong vài ngày gần đây, các thị trường này đã chững lại do những nghi ngờ đối với động lực chính của dấu hiệu cho thấy các nền kinh tế hàng đầu đang thoát khỏi tình trạng suy thoái.

4. Bài học rút ra

- Một hệ thống tài chính mạnh và được quản lý tốt sẽ là bước phòng thủ đầu tiên trước bất kỳ cơn bão tài chính nào
- Những phản ứng chính sách mạnh mẽ và liên tục là vòng bảo vệ
- Khả năng quản lý vĩ mô khéo léo và giá cả bất động sản.
- Tỷ giá linh hoạt mở rộng hiệu quả của chính sách tiền tệ trong việc đối phó với khủng hoảng tài chính.
- Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu trầm trọng một phần cũng do sự mất cân đối của hệ thống tài chính của một số quốc gia.

Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ đến Việt Nam




Nhận định:
- Nguồn cầu về hàng xuất khẩu của Việt Nam giảm sút
- sụt giảm đầu tư
- tiêu dùng giảm
- GDP giảm và thất nghiệp gia tăng
Số liệu thống kê:

6 tháng đầu năm 2009 tổng kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 27,6 tỷ USD, kém xa so với mục tiêu đề ra (mục tiêu đặt ra cho cả năm là 64,75 tỷ USD) giảm tới 10,15% so với cùng kỳ (mục tiêu là tăng 13%).

Hầu hết các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực đều suy giảm:
Nếu so cùng kỳ, 6 tháng đầu năm 2009 hàng dệt nay giảm 1,3%; giày dép giảm 8,7%; thuỷ hải sản giảm 10,7%.
Nếu năm 2008 giá xuất khẩu rất cao thì năm nay giá các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đều giảm sút nghiêm trọng: giá dầu thô giảm 53%; giá cà phê giảm 28,3% và còn có xu hướng giảm tiếp, giá cao su giảm 44%; giá gạo giảm hơn 20% v.v.
thâm hụt tài chính cả năm 2009 có thể tăng lên 9,4%GDP.
Những bài học và đối sách cần có cho Việt Nam

không có ngoại lệ và miễn dịch phá sản cho bất kỳ đại gia nào trong cuộc chơi trên sân kinh tế thị trường

vai trò của công tác thông tin, dự báo và giám sát, cảnh báo an toàn, nhất là an toàn hệ thống tài chính - ngân hàng là hết sức quan trọng và luôn tỉnh táo với các tác động lan tỏa, dây chuyền của các sự biến kinh tế trên thị trường trong nước và quốc tế.

nhà nước có vai trò không thể thiếu được và ngày càng to lớn trong cuộc chiến với các chấn động kinh tế chu kỳ hoặc bột phát

Việt Nam cần giám sát chặt chẽ cán cân tài khoản vốn, tỷ lệ nợ quốc gia /GDP,… để phòng ngừa sự tích tụ của các rủi ro mang tính hệ thống trên thị trường.


vấn đề hỗ trợ và tăng cường các biện pháp đảm bảo an sinh xã hội là điều cần phải quan tâm thực hiện mạnh mẽ hơn trong giai đoạn khủng hoảng.

Biện Pháp:

Chính phủ Việt Nam

Những biện pháp đồng bộ gồm 8 nhóm giải pháp lớn:
1. Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ
2. Chính phủ sẽ điều chỉnh chính sách tài khóa theo hướng kiểm soát chặt chẽ
3. Tập trung sức phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, bảo đảm cân đối cung cầu về hàng hóa
4. Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, giảm nhập siêu
5. Chính phủ kêu gọi mọi người, mọi nhà triệt để tiết kiệm tiêu dùng, nhất là nhiên liệu và năng lượng
6. Tăng cường công tác quản lý thị trường, chống đầu cơ buôn lậu và gian lận thương mại, kiểm soát việc chấp hành pháp luật nhà nước về giá
7. Tăng cường các biện pháp hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân, mở rộng việc thực hiện các chính sách về an sinh xã hội
8. Các phương tiện thông tin đại chúng cần đẩy mạnh thông tin và tuyên truyền một cách chính xác, ủng hộ các chủ trương, chính sách của Nhà nước trên lĩnh vực nhạy cảm này, tránh thông tin sai sự thật có tính kích động, gây tâm lý bất an trong xã hội.

Gói kích cầu lần I đã là 1 tỷ USD tương đương 170.000 ngàn tỷ đồng

Gói kích cầu lần II tới gần 8 tỷ USD

Ngân hàng TƯ đã cắt giảm một nửa lãi suất với các khoản vay chính sách xuống còn 7% từ giữa năm 2008 đến tháng 2/2009


Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam

- Giảm thiểu chi phí
- Chấp nhận thu hẹp lợi nhuận
- Tăng cường hoạt động tiếp thị
- Níu giữ lao động có tay nghề
- Tái cơ cấu lại hoạt động doanh nghiệp.
- Tận dụng cơ hội do khủng hoảng đem lại để mua được những công nghệ tiên tiến từ các thị trường tiên tiến như Mỹ, Nhật, EU để tái cơ cấu lại công nghệ.
- Nhiều doanh nghiệp Việt Nan thực hiện phương châm “Dựa vào nhau để sống và phát triển”..


Kết quả:

Dấu hiệu phục hồi vào cuối quí III/2009:

GDP đã tăng 4,5% vào quý 2 và 5,8% vào quý 3, làm cho tốc độ tăng GDP thực sự đạt 4,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chỉ số giá tiêu dùng (7%),
bội chi ngân sách bằng (6,9%),
76.000 doanh nghiệp mới được thành lập,
tạo thêm trên 1,5 triệu lao động…

WB dự đoán, mức tăng trưởng cả năm 2009 của Việt Nam sẽ là 5,5%, và tin tưởng rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ tự tìm đường thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng một cách tốt đẹp
biennho_1905
biennho_1905
Binh nhì
Binh nhì

Tổng số bài gửi : 35
Đánh giá bài viết : 50
Join date : 03/05/2009
Age : 34
Đến từ : hatinh

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết