Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và bài học rút ra cho VN

4 posters

Go down

Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và bài học rút ra cho VN Empty Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và bài học rút ra cho VN

Bài gửi by Black Fox 11/11/2009, 8:47 pm

Ông Bùi Nguyên Hoàn, Trưởng đại diện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tại TP. HCM đã có trao đổi về những vấn đề này

Những năm cuối cùng của thế kỷ 20, nhiều chuyên gia tài chính trên thế giới đã có nhận định, một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nhất định sẽ nổ ra, họ đánh giá, đó là nguy cơ lớn nhất của loài người ở thế kỷ 21.

Vậy đâu là nguyên nhân của cuộc khủng hoảng?

Nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng, tôi nghĩ rằng, là ở chu kỳ phát triển kinh tế của chủ nghĩa tư bản và bản chất của kinh tế thị
trường. Từ sau cuộc đại suy thoái kinh tế ở thập niên 40 cho đến cuối thế kỷ 20, thị trường tài chính toàn cầu hình thành và phát triển rất mạnh.

Với chính sách tự do hóa tài chính, Mỹ và các nước Tây Âu đã tạo ra được một hệ thống thị trường tài chính sôi động, thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh chóng - đó là mặt tích cực.

Trên thị trường, người ta giao dịch các công cụ tài chính truyền thống như cổ phiếu, trái phiếu thì ít, giao dịch các công cụ phái sinh (mang nặng tính đầu cơ) thì nhiều.

Giá giao dịch của các công cụ tài chính trên các thị trường đã bỏ xa giá trị thực của nó, hình thành một nền tài chính bong bóng. Quả bong bóng tài chính đã bị xẹp xuống khi nền kinh tế có vấn đề và lạm phát xuất hiện.

Đâu là nguyên nhân trực tiếp?

Như các phương tiện truyền thông đã nói, ngòi nổ của cuộc khủng hoảng là do khủng hoảng tín dụng thứ cấp bất động sản tại Mỹ.

Ông có thể nói rõ hơn về cuộc khủng hoảng tín dụng thứ cấp này?

Nhờ nền tài chính bong bóng, các tổ chức tài chính ở Mỹ và các nước Tây Âu đã kiếm được rất nhiều tiền. Tiền phải đẻ ra tiền, đó là bản chất của kinh tế tư bản chủ nghĩa. Để tăng năng lực đầu tư tài chính, các ngân hàng đầu tư đã liên kết với các công ty địa ốc sản xuất ra hàng trăm ngàn căn hộ (nhà ở) bán trả góp cho người tiêu dùng, với sự bảo lãnh của ngân hàng.

Một gia đình nào đó mua một căn hộ với giá 100, anh ta được ngân hàng cấp cho một hạn mức tín dụng có giá trị 100 trong một khoảng thời gian, có thể là 10 năm, 20 năm, hoặc 30 năm, với lãi suất thả nổi. Hạn mức tín dụng được cấp tương ứng với giá của căn hộ khi mua, do đó khi giá bất động sản tăng thì hạn mức tín dụng cũng tăng tương ứng.

Giả sử giá căn hộ đó lên đến 150, khoản hạn mức tín dụng tăng thêm 50 đó người mua nhà có quyền đưa vào các mua sắm khác, như mua sắm ôtô chẳng hạn.

Như vậy, thời kỳ địa ốc tăng giá, từ một ngôi nhà có thể bảo đảm cho người tiêu dùng có nhiều khoản vay khác. Chính sách tín dụng tiêu dùng này đã được các ngân hàng ở Mỹ khuyến khích, phát triển rất mạnh. Nhưng từ 2 năm trở lại đây, giá bất động sản không ngừng giảm xuống, giá trị của các căn hộ ngày càng thấp hơn các khoản tín dụng đã cấp.

Hạn mức tín dụng giảm xuống thì ngân hàng thu hồi nợ, nhưng người mua nhà không có khả năng thanh toán. Hàng chục ngàn gia đình Mỹ hoặc bị tịch thu nhà, hoặc tự động trả nhà để thoát khỏi công nợ.

Cùng với lạm phát gia tăng, các công ty bất động sản ứ đọng hàng trăm ngàn căn hộ đã xây, các ngân hàng mất vốn. Cuộc khủng hoảng thực sự nổ ra khi Ngân hàng đầu tư Lehman Brothers chính thức công bố phá sản.

Tại sao người ta gọi đó là khủng hoảng tín dụng địa ốc thứ cấp?

Tín dụng địa ốc ở Mỹ thường có thời hạn dài (20 - 30 năm), lãi suất thả nổi (điều chỉnh tăng theo thời gian). Những năm đầu lãi suất thấp, sau đó tăng dần, có thể tăng đến 40% so với lãi suất ban đầu. Việc thiết lập hợp đồng tín dụng rất đơn giản, do những người môi giới tự do (môi giới không được giám sát) thực hiện cho khách hàng.

Vì vậy, khế ước nhận nợ của người mua nhà trở thành một loại chứng khoán (chứng khoán phái sinh), được ngân hàng (chủ nợ) thông qua người môi giới đưa vào giao dịch mua đi bán lại trên thị trường (thị trường thứ cấp).

Trên thị trường mua đi bán lại, nhiều người đầu tư cá nhân thông qua người môi giới đã bỏ tiền ra mua hàng tập loại chứng khoán này mà họ
không hiểu được nó là cái gì, chỉ biết hàng năm được nhận tiền lãi.

Khi người mua nhà không có khả năng trả nợ, thì những loại chứng khoán này giảm giá xuống mức rất thấp. Khi ngân hàng công bố phá sản thì các loại chứng khoán này có thể mất hết giá trị, lòng tin của người đầu tư đối với thị trường tài chính bị sút giảm nghiêm trọng.

Mức độ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này?

Khủng hoảng tài chính luôn là sự mở đầu cho khủng hoảng kinh tế. Việc một số tập đoàn kinh tế "hùng mạnh" đã phải tuyên bố phá sản, hoặc đang bên bờ vực phá sản, hoặc phải cầu cứu sự viện trợ của chính phủ, như Ngân hàng đầu tư Lehman Brothers, Merrill Lynch, Tập đoàn xe hơi General Motors, Công ty bảo hiểm lớn nhất thế giới AIG… cho thấy mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng. Nếu không có sự can thiệp tài chính của các chính phủ, thì cuộc khủng hoảng sẽ còn nghiêm trọng hơn cuộc đại suy thoái 1929 - 1933.

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu ảnh hưởng tới Việt Nam ra sao?

Thị trường tài chính Việt Nam chưa hòa nhập được vào hệ thống thị trường tài chính thế giới, các tổ chức tài chính Việt Nam chưa có các
quan kệ kinh tế trực tiếp, thường xuyên với các tổ chức tài chính thế giới, cho nên cuộc khủng hoảng này không ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường tài chính Việt Nam. Nhưng TTCK Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề bởi yếu tố tâm lý.

Và hoạt động đầu tư (cả trực tiếp và gián tiếp) và hoạt động xuất khẩu sẽ bị ảnh hưởng. Các tổ chức đầu tư sẽ khó khăn về vốn, do đó việc đầu tư có thể sẽ phải đình hoãn hoặc hủy bỏ, hoặc có thể sẽ phải rút vốn đã đầu tư trên TTCK.

Kinh tế suy thoái thì mức tiêu dùng của công chúng ở các nước này sẽ bị sút giảm, tất yếu ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tiêu dùng của ta.

Những bài học nào cho Việt Nam?

Cuộc khủng hoảng chưa có dấu hiệu được ngăn chặn, nó đang tác động tiêu cực vào hoạt động kinh tế, tốc độ tăng về các chỉ tiêu kinh tế chủ chốt của các nền kinh tế lớn đã bị sút giảm. Do đó, những bài học rút ra lúc này nếu có, cũng chỉ là những ý kiến ban đầu:

Trước hết, tự do hóa, mở cửa thị trường tài chính để tạo ra một thị trường tài chính năng động, qua đó thu hút vốn đầu tư là cần thiết.
Nhưng tự do hóa phải trên cơ sở luật pháp và giám sát chặt chẽ của nhà nước.

Khẩu hiệu "Hãy để mọi thứ cho thị trường tự do điều tiết, chính phủ càng can thiệp ít vào hoạt động của thị trường càng là một chính phủ
tốt" qua cuộc khủng hoảng này cho thấy nó đã lỗi thời.
Thứ hai, hãy thận trọng khi đưa vào giao dịch các công cụ phái sinh khi chưa được luật pháp hóa, vì đó là những công cụ mang nặng tính đầu cơ. Hoạt động đầu cơ có hai mặt tích cực và tiêu cực. Khi luật chưa có,hoặc luật chưa chuẩn và giám sát thị trường không tốt, thì giao dịchcác công cụ phái sinh sẽ phát sinh tiêu cực.

Ba là, tách bạch người quản trị và người điều hành công ty. Tăng quyền hạn, trong đó đặc biệt quan tâm quyền giám sát điều hành của những người chủ vốn (đại diện là hội đồng quản trị) đối với ban điều hành, và xác định rõ trách nhiệm của người điều hành trong công ty cổ phần, kể cả công ty niêm yết và công ty đại chúng chưa niêm yết.

Bốn là, thông tin và sự minh bạch về tài chính, nhân sự của các tổ chức niêm yết, ngân hàng và các tổ chức tài chính khác phải được quan tâm đặc biệt, để qua đó Nhà nước và công chúng đầu tư thực hiện được sự giám sát thường xuyên, ngăn chặn kịp thời những bất hợp lý hoặc các vi phạm.

Nhà đầu tư chứng khoán nên ứng phó thế nào trong tình hình hiện nay?

"Sau cơn mưa trời lại sáng", đó cũng là quy luật của TTCK. Mọi cuộc suy thoái hay khủng hoảng dù trầm trọng đến đâu cuối cùng cũng vượt qua. TTCK của ta đã có một thời kỳ dài suy giảm.

Nhân tố kinh tế tác động vào TTCK thì sẽ ảnh hưởng lâu dài, nhưng nếu là nhân tố tâm lý, thì thị trường sẽ sớm vượt qua. Nền kinh tế của ta dù tốc độ tăng trưởng có giảm chút ít, nhưng vẫn phát triển và ổn định, chỉ số lạm phát đã tích cực hơn.

Nếu thấy chỉ số của thị trường đã xuống đến đáy, thì đó là cơ hội cho đầu tư. Tôi nghĩ rằng, chưa bao giờ cơ hội đầu tư chứng khoán tốt như hiện nay. Tuy nhiên, phải hiểu "đầu tư" đúng nghĩa.
Black Fox
Black Fox
Lie to me...again
Lie to me...again

Nam Tổng số bài gửi : 1146
Đánh giá bài viết : 3192
Join date : 20/04/2009
Age : 33

https://nhek25.forum-viet.com

Về Đầu Trang Go down

Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và bài học rút ra cho VN Empty Re: Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và bài học rút ra cho VN

Bài gửi by Crazykiller 12/11/2009, 10:02 am

Về cắm sổ đỏ đi đầu tư Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và bài học rút ra cho VN 234243
KL: đọc cái này óc ích gì cho bài thi vĩ mô sắp tới hok nhỉ Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và bài học rút ra cho VN 35137? 1 câu chém gió lt chăng
Crazykiller
Crazykiller
Tiểu đội trưởng
Tiểu đội trưởng

Nam Tổng số bài gửi : 171
Đánh giá bài viết : 179
Join date : 05/05/2009
Age : 34
Đến từ : Hỏi làm gì.Định oánh boom moa a` B-)

http://360.yahoo.com/my_profile-4xVHnU4wdaHx6egjERAySg15CKmWXVdr

Về Đầu Trang Go down

Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và bài học rút ra cho VN Empty Re: Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và bài học rút ra cho VN

Bài gửi by Black Fox 13/11/2009, 12:38 am

Chả có ích je cho m đâu Dũng ạ, cái nè phục vụ cho bài thuyết trình tài chính sắp tới của bọn a thôi
Black Fox
Black Fox
Lie to me...again
Lie to me...again

Nam Tổng số bài gửi : 1146
Đánh giá bài viết : 3192
Join date : 20/04/2009
Age : 33

https://nhek25.forum-viet.com

Về Đầu Trang Go down

Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và bài học rút ra cho VN Empty Re: Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và bài học rút ra cho VN

Bài gửi by Crazykiller 14/11/2009, 10:10 pm

Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và bài học rút ra cho VN 234243 thuyết trình nhanh a xin cái đề tài + nd
Crazykiller
Crazykiller
Tiểu đội trưởng
Tiểu đội trưởng

Nam Tổng số bài gửi : 171
Đánh giá bài viết : 179
Join date : 05/05/2009
Age : 34
Đến từ : Hỏi làm gì.Định oánh boom moa a` B-)

http://360.yahoo.com/my_profile-4xVHnU4wdaHx6egjERAySg15CKmWXVdr

Về Đầu Trang Go down

Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và bài học rút ra cho VN Empty Re: Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và bài học rút ra cho VN

Bài gửi by * Thùy_Funny * ^o^... 15/11/2009, 10:39 am

uh uh, thuyết trình nhanh cho tớ mượn lại nha, nhưng cầnphaanf lãi suất cơNguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và bài học rút ra cho VN 886414 ai có phần lãi suất thì PM e nha :d
* Thùy_Funny * ^o^...
* Thùy_Funny * ^o^...
Thành viên năng động
Thành viên năng động

Nữ Tổng số bài gửi : 752
Đánh giá bài viết : 841
Join date : 02/05/2009
Age : 33
Đến từ : Hà Nội

Về Đầu Trang Go down

Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và bài học rút ra cho VN Empty Re: Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và bài học rút ra cho VN

Bài gửi by Black Fox 17/11/2009, 2:06 am

Nên gu gờ mờ xớt, thiếu dì
Black Fox
Black Fox
Lie to me...again
Lie to me...again

Nam Tổng số bài gửi : 1146
Đánh giá bài viết : 3192
Join date : 20/04/2009
Age : 33

https://nhek25.forum-viet.com

Về Đầu Trang Go down

Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và bài học rút ra cho VN Empty Re: Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và bài học rút ra cho VN

Bài gửi by anhdjnhpro 19/11/2009, 6:19 am

ùi có bài này ùi thì mọi ng cần j tìm thêm nữa nhỉ??
anhdjnhpro
anhdjnhpro
Lính chiến
Lính chiến

Nữ Tổng số bài gửi : 115
Đánh giá bài viết : 1148
Join date : 28/04/2009
Age : 33

Về Đầu Trang Go down

Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và bài học rút ra cho VN Empty Re: Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và bài học rút ra cho VN

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết