Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

khung hoang kinh te My_ nguyen ngoc anh( t da rut gon r nhung neu m thay bo cho nao thi cu bo nhe)

2 posters

Go down

khung hoang kinh te My_ nguyen ngoc anh( t da rut gon r nhung neu m thay bo cho nao thi cu bo nhe) Empty khung hoang kinh te My_ nguyen ngoc anh( t da rut gon r nhung neu m thay bo cho nao thi cu bo nhe)

Bài gửi by anhxtanh_funny 29/11/2009, 4:28 pm

1. Tác động của khủng hoảng kinh tế Mỹ ( phần này có t có gửi m hình minh họa và nội dung qua mail r đấy,còn mấy cái hình châm biếm m cũng nhớ cho vào slide nhé)
Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF ước lượng thiệt hại đối với các tập đoàn tài chính – ngân hàng có thể lên tới 945 tỉ đô là. Giá trị tài Con số này chưa tính đến thiệt hại trực tiếp đối với người tiêu dùng Mỹ.
Kể từ tháng 8 năm 2007 đến hết tháng 8 năm 2008, trên 770000 căn nhà ở Mỹ bị ngân hàng xiết nợ do các gia đình không đủ khả năng trả nợ tiền vay mua nhà. Cuộc khủng hoảng bất động sản cũng khiến hàng trăm ngàn người mất việc làm.
Theo thống kê của chính phủ Mỹ, nền kinh tế Mỹ mất 605000 việc làm trong 8 tháng đầu năm 2008, đẩy tỉ lệ thất nghiệp lên 6.1%, cao nhất trong năm năm trở lại đây. Sự mất giá của các tài sản nhà đất cũng sẽ đẩy tỉ lệ nợ trên tài sản sở hữu của người tiêu dùng Mỹ lên cao hơn con số 18% hiên nay, bắt buộc họ phải thắt chặt hầu bao.
Sự thay đổi thói quen tiêu dùng này sẽ tác động lớn lên nền kinh tế Mỹ vốn phụ thuộc chính vào tiêu dùng nội địa, cũng như nền kinh tế của các quốc gia xuất khẩu vào Mỹ.
Khoản tiền cứu trợ 700 tỉ đô la, chưa kể hàng trăm tỉ đô la chính phủ Mỹ đã chi trong năm qua nhằm cứu nguy cho các công ty bất động sản, tài chính và ngân hàng, sẽ là gánh nặng lớn đối với ngân sách của chính phủ Mỹ trong nhiệm kì tới.
Hiện tại, chưa kể những khoản tiền cứu trợ này, thâm hụt ngân sách trong năm 2008 đã ước tính lên tới con số 482 tỉ đô, cao nhất trong lịch sử, và số tiền nợ của chính phủ Mỹ đã lên tới con số kỉ lục trên 9.600 tỉ đô là, tương đương khoảng 60% Tổng thu nhập Quốc dân của Mỹ.
Gánh nặng ngân sách và đòi hỏi phải cấp tốc cải cách bộ máy chính quyền, phục hồi hệ thống tài chính – ngân hàng, sẽ hạn chế chính phủ mới của Mỹ trong việc theo đuổi các chương trình quốc nội và các cam kết quốc tế, đặc biệt là khả năng duy trì hai cuộc chiến tranh tại Afghanistan và Iraq.
2.Tác động của khủng hoảng tài chính Mỹ đối với thế giới
a.Tác động đến tình hình tài chính
Tuần lễ 15 đến 21 tháng 9 cả thế giới chao đảo : từ Wall Street đến Tokyo, Thượng Hải các chỉ số chứng khoán đều tuột dốc mạnh. Tại Châu Âu : Paris, Luân Đôn, Franfurt hay Amsterdam cùng chung số phận. Thị trường Matxcơva cũng lâm vào tình trạng hoảng loạn đến nỗi phải tạm đóng cửa để chờ cho cơn bão đi qua.
Tính từ đầu tháng 9 , trị giá chỉ số Nikkei của Nhật mất giá đến một phần ba. Chỉ số Hang seng của Hongkong là một phần tư. Bởi lý do đơn giản là các gói nợ xấu của Mỹ đã làm ung thối ngành tài chính ngân hàng tại rất nhiều quốc gia, đứng đầu là Anh Quốc với cả khu vực tài chính Luân Đôn, City.
Chính vì vậy mà sau Hoa Kỳ, Anh quốc là nước thứ nhì công bố một kế hoạch quy mô cứu nguy ngành ngân hàng : rót thêm 37 tỷ bảng Anh vào ba ngân hàng đang bị kiệt quệ nhất.
Mặt khác thì cho dù Anh, Mỹ, Liên Hiệp Châu Âu bơm rất nhiều tiền vào hệ thống tài chính quốc tế, nhưng vẫn không đủ để đảo ngược tình thế hay ngăn chặn khủng hoảng này lan sang khu vực sản xuất, dịch vụ … bằng chứng cụ thể là chứng khoán toàn cầu vẫn còn trồi sụt thất thường.
b.Tác động đến tình hình kinh tế:
Điều khó tránh khỏi là sự sụp đổ của ngành tài chính trên thế giới đã kéo theo nền kinh tế thực xuống vực thẳm. Ba cột trụ chính của thế giới, Hoa Kỳ, Châu Âu và Nhật Bản trong hai quý cuối năm liên tục đưa ra những chỉ số bi quan : thất nghiệp gia tăng, nhu cầu tiêu thụ từ Âu sang Á đều bị chựng lại, sản xuất công nghiệp, xuất khẩu đều đi xuống.
Một số ngân hàng ở Anh, Ireland, Đức đã gần như phá sản và được nhà nước cứu bằng cách quốc hữu hóa.
GDP của khối các nước phát triển cộng lại bằng 75% GDP thế giới, trong đó Mỹ bằng 30%. Kinh tế họ khủng hoảng, thì nhập khẩu của họ sẽ giảm, khả năng đầu tư ra nước ngoài cũng sẽ giảm.
Chỉ số tin tưởng của các doanh nhân rơi xuống đến những mức thấp kỷ lục, đầu tư trong bối cảnh như vậy không thể khởi sắc. Theo dự báo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển, sẽ có thêm từ 20 đến 25 triệu người thất nghiệp trong hai năm sắp tới.
Sản xuất dầu hỏa tiêu điều : giá dầu xuống dưới ngưỡng 35 đô la một thùng mà khách hàng thì vẫn dửng dưng.
Ngành công nghiệp xe hơi thế giới làm ăn thua lỗ, Big Tree là GM, Ford và Chrysler của Hoa Kỳ đứng bên bờ vực thẳm, phải ngửa tay xin tiền của Quốc hội. Toyota lần đầu tiên từ khi được hình thành bị thua lỗ. Hai hãng xe của Pháp là Reunault và PSA Peugeot Citroen thì phải tạm cho nhân viên nghỉ việc trong nhiều tuần lễ vì « lý do kỹ thuật ». Ngoài ngành công nghiệp xe hơi, ngành xây dựng cũng ủ rũ không kém.
Thị trường lao động thế giới tiếp tục xấu đi, ít nhất là trong sáu tháng đầu năm.. Ở châu Á, giải quyết thất nghiệp đang trở thành ưu tiên hàng đầu của chính quyền Bắc Kinh, vì đây là yếu tố quyết định cho sự ổn định xã hội ở nước đông dân nhất địa cầu.

3. Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ đến nền kinh tế của Việt Nam
- Xuất khẩu sẽ gặp khó khăn lớn và giảm cả số lượng và giá cả… do tổng cầu thế giới giảm và cạnh tranh trên các thị trường sẽ khó khăn, giảm thu ngoại tệ cho quốc gia, giảm sản xuất trong nước, giảm GDP, thất nghiệp tăng,…Tuy nhiên nếu có chính sách đúng thì vẫn có điều kiện tăng xuất khẩu và nhảy vào thị trường mới, khi các doanh nghiệp các nước đang gặp khó khăn và phá sản..
- Du lịch quốc tế vào VN giảm, kéo theo dịch vụ giảm.. giảm nguồn thu ngoại tệ cho cán cân vãng lai
- Đầu tư nước ngoài FDI, FII, ODA giảm, giải ngân chậm…giảm nguồn thu ngoại tệ, thị trường BĐS tiếp tục khó khăn, nợ quá hạn của NH sẽ tăng
- Kiều hối giảm mạnh, đặc biệt là kiều hối “đầu tư”.
- Ảnh hưởng nhất định đến cán cân thanh toán vãng lai, cán cân vốn, và cán cân tổng thể
- Lãi suất vay USD tăng, chi phí trả nợ nước ngoài tăng
- Hệ thống NHTM gặp khó khăn trong thanh toán quốc tế và chi phí chuyển tiền tăng do phải tránh bão.
- Thị trường chứng khoán tiếp tục diễn biến phức tạp, do vốn nước ngoài rút.
- Vấn đề việc làm, an sinh xã hội là bài toán khó.
4.Kiến nghị với Chính phủ :
-Tiếp tục thực hiện đồng bộ 8 giải pháp như đã ban hành. Tuy nhiên cần ưu tiên cho việc kiểm soát chặt chẽ đầu tư công và tiết kiệm chi ngân sách, thắt lưng buộc bụng, từ đó có thể giảm bớt sự thắt chặt chính sách tiền tệ.
-Duy trì lãi suất hợp lý, không quá cao để ổn định kinh tế. Không nên quá tập trung tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn, tăng trưởng bền vững, đi đôi với ổn định môi trường, giải quyết an sinh xã hội, phát triển giáo dục, sức khỏe, hạn chế tiêu cực xã hội,..là ưu tiên hàng đầu. duy trì tăng trưởng GDP năm 2009 ở mức 6% là chấp nhận được trong tình hình thế giới hiện nay.
-Giá lương thực, nông sản, dầu thô thế giới giảm mạnh sẽ góp phần giảm mạnh lạm phát ở nước ta (lạm phát của năm 2009 sẽ ở mức dưới 12%). Vì vậy NHTW cần nhanh chóng giảm lãi suất cơ bản điều hành chính sách tiền tệ theo lạm phát cơ bản (core inflation), có thể giảm nhanh DTBB..từ đó giúp NHTM có điều kiện giảm nhanh lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp duy trí và mở rộng lại sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu khi co cơ hội tốt. Quan trọng là giảm thất nghiệp đảm bảo an sinh xã hội, phục hồi tăng trưởng kinh tế..
-Khi có dấu hiệu lạm phát giảm mạnh, thì cần cải tổ chính sách tiền lương CBCC nhà nước, hành chính sự nghiệp…
-Cần có một gói giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu: thuế, vốn, lãi suất, tỷ giá, xúc tiến thương mại…
-Có một gói giải pháp để ổn định thị trường bất động sản, tạo tính thanh khoản cho thị trường BĐS…Hình thành một quỹ đặc biệt để có thể mua lại những BĐS tiềm năng (cả BĐS của các NHTM giải chấp) và khi tình hình ổn định bán lại cho nhà đầu tư nước ngoài và trong nước, giải quyết được nợ quá hạn cho NHTM… chuẩn bị những kịch bản cho một vài NHTM yếu kém.
-Kiểm tra giám sát “sức khỏe” các NHTM một cách thường xuyên thông qua báo cáo tuần.
-Kiểm tra giám sát “sức khỏe” các đại gia bất động sản.
-Kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, không để nhập siêu quá lớn, tăng thuế các mặt hàng xa xỉ..

anhxtanh_funny
Binh bét
Binh bét

Nữ Tổng số bài gửi : 14
Đánh giá bài viết : 18
Join date : 31/07/2009
Age : 33
Đến từ : Ha Noi

Về Đầu Trang Go down

khung hoang kinh te My_ nguyen ngoc anh( t da rut gon r nhung neu m thay bo cho nao thi cu bo nhe) Empty Re: khung hoang kinh te My_ nguyen ngoc anh( t da rut gon r nhung neu m thay bo cho nao thi cu bo nhe)

Bài gửi by Black Fox 29/11/2009, 5:07 pm

Black Fox
Black Fox
Lie to me...again
Lie to me...again

Nam Tổng số bài gửi : 1146
Đánh giá bài viết : 3192
Join date : 20/04/2009
Age : 33

https://nhek25.forum-viet.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết